Thứ 6 - 26/02/2016
Nhiệt liệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024)
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
Nhiệt liệt chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)

Tổng quan

HUYỆN TRẢNG BOM
 

  Vị trí địa lý: Huyện Trảng Bom được thành lập ngày 01/01/2004, trên cơ sở chia tách từ huyện Thống Nhất (cũ) theo Nghị định số 97/2003/NĐ – CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ; là một huyện trung du, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hòa, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu;

 
 - Huyện Trảng Bom có đường Quốc lộ 1A đi qua, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và Thành phố Biên Hòa 28 km về phía Đông; Huyện trước đây là cửa ngõ miền Đông trong kháng chiến chống Mỹ và là chiến trận vô cùng ác liệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Với vị trí địa lý chiến lược, huyện Trảng Bom đang là khu vực có nhiều dự án quan trọng đã và đang được triển khai như: Đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Biên Hòa.

Huyện Trảng Bom có 01 thị trấn (Thị trấn Trảng Bom) và 16 xã: Xã An Viễn, Xã Bàu Hàm, Xã Bắc Sơn, Xã Bình Minh, Xã Cây Gáo, Xã Đông Hòa, Xã Đồi 61, Xã Giang Điền, Xã Hố Nai 3, Xã Hưng Thịnh, Xã Quảng Tiến, Xã Sông Thao, Xã Sông Trầu, Xã Tây Hòa, Xã Thanh Bình, Xã Trung Hòa. Riêng, Thị trấn Trảng Bom đang được xây dựng, phấn đấu sau năm 2015 trở thành Đô thị loại IV.

 Dân số: Dân số trung bình: 275.021 người (số liệu thống kê năm 2012), mật độ dân số 795,03 người/km2. GDP bình quân đầu người 42,177 triệu đồng; toàn huyện có 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Lực lượng lao động trong độ tuổi toàn huyện 197.700 người.

 Những lợi thế của huyện:

- Huyện Trảng Bom có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, hiện nay trên địa bàn huyện đã có 4 KCN gồm: Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo và Giang Điền và 8 cụm công nghiệp địa phương đã và đang xây dựng. Với tổng diện tích 1.943 ha, các KCN đã thu hút 187 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 1,4 tỷ USD, trong đó 127 cty đi vào sản xuất, tạo việc làm cho trên 90 ngàn lao động. Huyện có diện tích tự nhiên là 323,68 km2, chiếm 5,34% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; diện tích đất nông nghiệp là 25.350ha, chiếm 80,08% đất tự nhiên của huyện.

- Trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt, các quy hoạch ngành, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, chợ, giao thông, các công trình văn hoá, thể thao…Ngoài các tuyến giao thông quan trọng dẫn đến các khu, cụm CN thì phong trào xã hội hóa giao thông được đẩy mạnh 100% số xã có đường nhựa về đến trung tâm. Cơ bản đã hình thành kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, thông tin liên lạc)…

- Trên địa bàn huyện có 1.012 doanh nghiệp, cơ sở, ngành nghề nông thôn, và 20 đơn vị hoạt động theo luật HTX với 7.471 xã viên. Về đất nông nghiệp là 26.445ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên của huyện. Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu; cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông, các loại đổ và lúa nước. 

- Với diện tích đất nông nghiệp 26.445 ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên, vừa là đặc thù tự nhiên, vừa là nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu; cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông, các loại đổ và lúa nước. 

 - Tiềm năng về du lịch: Nằm trong khu vực có hồ Trị An, có quốc lộ 1A đi qua, nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao hồ, thác ghềnh tự nhiên, điều kiện để phát triển các loại hình du lịch dịch vụ, nhất là du lịch sinh thái. thác Đá Hàn, thác Giang Điền, chùa Đà La Ni, chùa Ngọc Nhẫn là những thắng cảnh đẹp trên địa bàn huyện.

- Về sự nghiệp giáo dục - nguồn lao động: Trên địa bàn huyện hiện có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 1 trung tâm dạy nghề và 5 cơ sở dạy nghề, hàng năm đào tạo trên 5 ngàn học viên, góp phần bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho địa phương.

  - Tình hình chính trị, trật tự an toàn được tại địa phương luôn ổn định; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, xây dựng nông thôn mới…được quan tâm đầu tư xây dựng.

Một số hình ảnh đẹp về Trảng Bom.

Giải đặc biệt HỎA BỈNH-TG;NGUYỄN HỎA.jpg
Hòa Bình - Giải đặc biệt Hội thi ảnh đẹp kỷ niệm 10 năm thành lập huyện

Giải nhất trảng bom đón xuân nhâm thìn - 2012 - Kiều Tân - TB-ĐN.jpg
Trảng Bom đón xuân Nhâm Thìn 2012 - Giải nhất 
Hội thi ảnh đẹp kỷ niệm 10 năm thành lập huyên​

Giải nhì Cảnh đẹp Giang Điền. Nhiếp ảnh Phùng Minh Phúc.jpg Giải nhì Tri ân. Tác giả Trần Trạch xã Quảng Tiến.JPG
Các tác phẩm đạt Giải nhì 
Hội thi ảnh đẹp kỷ niệm 10 năm thành lập huyện

Giải ba Khu vui chơi. Nhiếp ảnh Nguyễn Thị Tỉnh.jpg Giải ba. dong dien moi. tác giả Nguyễn Mạnh Hà xã Bắc sơn.JPG
Các tác phẩm đạt Giải ba Hội thi ảnh đẹp kỷ niệm 10 năm thành lập huyện​

Giải khuyến khích Trảng bom vươn cao - Kiều Tân - TB-ĐN.jpg Giải khuyến khíchvẻ đẹp sân gôn. Nhiếp ảnh Nguyễn Hòa.jpg

Giải khuyến khích Mô hình nông thôn mới ngày nay-Kiều Tân-TB-ĐN.jpg
Các tác phẩm đạt Giải khuyến khích 
Hội thi ảnh đẹp kỷ niệm 10 năm thành lập huyện​​

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRẢNG BOM - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRẢNG BOM

Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở TTTT Đồng Nai cấp ngày 25/02/2014
Chịu trách nhiệm chính: Bà Lương Thị Lan - PCT UBND huyện - Trưởng Ban Biên tập.
Địa chỉ: Khu phố 3, Thị trấn Trảng Bom, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Điện Thoại: (0251). 3866259; Fax: (0251). 3866405

Website: http://trangbom.dongnai.gov.vn - Email: ubnd-tb@dongnai.gov.vn

Ghi rõ nguồn " UBND huyện Trảng Bom" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.