Trong những năm gần đây, huyện Trảng Bom đã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch. Nhờ đó, sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện dần được cải thiện, chất lượng nông sản được nâng cao. Huyện đã xác định một số vùng sản xuất trên địa bàn để tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Thời gian
qua, nhờ đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, hướng dẫn nên người nông dân tại Trảng Bom đã nâng cao nhận thức,
hiểu biết về sản xuất sản phẩm hữu cơ, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm. Huyện chỉ đạo tăng cường quản lý chất lượng vật tư
nông nghiệp, quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chứng nhận hữu
cơ trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn về các nội
dung: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả, sản xuất hữu cơ theo quy
trình VietGAP/GAP, hướng dẫn áp dụng biện pháp sinh học...Hiện nay, trên địa bàn huyện có mô hình tuần hoàn
khép kín nuôi bò, nuôi trùn quế làm phân bón cho cây bưởi, chuối; mô hình sử dụng
IMO làm phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học...
Ông Bế Vĩnh Quảng - Ấp Thuận Trường xã Sông Thao chia sẻ: "Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng như hội nông dân huyện đã có
chính sách hỗ trợ cho người nông dân theo mô hình hữu cơ như: hỗ trợ vốn, lắp đặt tưới nước tiết kiệm ,
chi phí phân bón để mình canh tác trên cây trồng.Sản xuất theo phương pháp hữu cơ mang lại lợi nhuận tốt cho
bà con cũng như sức khỏe của mọi người, cả bản thân mình và tạo nên kinh tế ổn định hơn.”.
Ông Nguyễn
Khoa Trường - xã Trung Hòa, Trảng Bom bày tỏ: "Theo hướng hữu cơ mình thấy
thứ nhất môi trường nó sạch. Điểm thứ 2 mình theo hướng hữu cơ chủ yếu phục vụ
cho người tiêu dùng của mình trước.. Nói cho đúng người nông dân mình làm theo
hướng đấy con người mình cũng khỏe hơn vì môi trường sạch hơn. Nhưng chi phí sẽ cao hơn so với mình làm theo hướng vô
cơ... Phân thuốc mình làm theo chọn lọc, điểm thứ 2 mình chuyển đổi theo hướng
hữu cơ rất là cao. Thuốc bây giờ nguồn gốc
sinh học là nhiều và phân sử dụng qua dạng phân hữu cơ, gần như là phân hữu cơ
không”.
Đến nay,
toàn huyện Trảng Bom đã có 11 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ,
điển hình như: mô hình bưởi VietGAP, mô hình trồng chuối VietGAP, mô hình trồng
sầu riêng sử dụng IMO…. Về
trồng trọt, Trảng Bom có trên 500 ha ca cao, chuối, Bưởi có chứng nhận VietGAP;
hơn 6.000 ha chuối già Nam Mỹ cấy mô sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. 227 ha sản
xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ứng dụng lợi khuẩn IMO. Nông dân đã tự sản
xuất, ứng dụng lợi khuẩn IMO để tạo ra phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật,
xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trảng Bom cho biết:“Trong thời gian qua, Hội
nông dân các cấp trên địa bàn huyện triển khai được 1 số các mô hình
nông nghiệp hữu cơ mà sử dụng cái IMO cho cái cây trồng thì đến giờ này
cũng phát huy tác dụng rất tốt.. Chúng tôi tập huấn cho nông dân, hội thảo rồi mời
các cái doanh nghiệp, mời các đơn vị chuyên về cái hữu cơ để để tập huấn cho bà
con nông dân. Đến giờ thì tổng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân chúng tôi trên 16 tỷ rồi,
chúng tôi tập trung cho các hội nông dân chuyển từ cái mô hình vô cơ qua sản xuất
nông nghiệp hữu cơ”.
Ông Lê Ngọc Tiên - Quyền Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom cho biết thêm: "Về lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi cũng đã triển khai đến
các hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Qua đó đã đạt được những kết quả
tích cực. Đặc biệt các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cũng đã ý
thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ là tích cực và có hiệu quả. Từ đó dần
chuyển đổi sản xuất hình thức nông nghiệp vô sơ sang hữu cơ”.
Mặc dù sản xuất
nông nghiệp hữu cơ cho ra sản phẩm chất lượng tốt, tuy nhiên có chi phí đầu tư
cao, thị trường tiêu thụ còn hạn chế.. Trước những khó khăn đó, Huyện Trảng Bom
tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu
cơ vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an
toàn; xây dựng và hình thành thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao và theo hướng hữu cơ đặc trưng của địa phương.
Thanh Tâm - Trung
Nguyên