Chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây trồng mới đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường là một trong những ưu tiên của ngành nông nghiệp tỉnh trong việc vận động, khuyến khích nông dân xây dựng, phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững. Theo đó, những năm gần đây nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây trồng mới đã mang lại những thay đổi rõ rệt trong tiếp cận thị trường và thu nhập kinh tế của nông dân trong huyện Trảng Bom. Ghi nhận tại mô hình trồng táo xanh xã Sông Trầu.

Vườn táo của ông Đỗ Quốc Toàn và bà Trần Thị Mận
Vườn
táo này có diện tích 1.000m2 của hộ gia đình ông Đỗ Quốc Toàn và bà Trần Thị
Mận ở ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Qua tìm hiểu về giống táo xanh nhập từ Thái Lan vào Việt Nam với ưu điểm
dễ trồng, cho quả to tròn hoặc dài, ít chua, vị ngọt, không bị nhớt, mọng nước,
khi chín ăn giòn, hấp dẫn hộ gia đình này đi thực tế tại một số vườn ở xã Mã
Đà, huyện Vĩnh Cửu học hỏi kinh nghiệm trồng giống táo này và quyết định thí điểm
trên diện tính nhỏ đất canh tác của gia đình.
Ông Đỗ Quốc Toàn Nông dân ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom chia
sẽ Gia đình tôi thí điểm năm ngoái và bắt đầu vụ thu hoạch thứ hai và tôi thấy
rất là hài lòng. Ở đây tôi dùng phân bón hữu cơ cây táo phát triển rất tốt, ít
sâu bệnh, năng suất cao. Vụ thu hoạch đầu tiên chúng tôi tiêu thụ được khách
hàng khen táo có vị ngọt rất đậm đà…
Bà Trần
Thị Mận Nông dân ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom chia sẽ thêm Biết đến cây
táo này thấy cũng có năng suất nên chúng tôi trồng thí điểm và táo phát triển
rất tốt Táo thu vụ đầu vài tạ ngoài chợ xã đặt hàng hết. Khách hàng khen táo
ngọt nên giới thiệu nhiều đơn nhưng vườn hiện không có nhiều để cung cấp.

Vườn táo của bà Trần Thị Mận
Với giống
táo xanh này khi trồng thí điểm tại huyện Trảng Bom Đồng Nai, nông dân tham gia
mô hình ứng dụng kỹ thuật phân bón chủ yếu hữu cơ, sinh học hay phân bón hữu cơ
tự sản xuất IMO nên táo xanh của vườn bà con nông dân khu vực này có vị ngọt
thanh, giòn, trái to, mẫu mả đẹp.
Thí điểm trồng giống táo này, hộ
gia đình ông Toàn cũng sử dụng chủ yếu phân bón hữu cơ giúp táo phát triển bộ
rễ, sinh trưởng tốt và cho thu hoạch đạt năng suất cao. Ưu điểm của mô hình trồng táo này là nông dân có thể tận dụng diện
tích canh tác nhỏ, từ vài trăm m2 đã có thể thí điểm trồng táo xanh. Trung bình
vốn đầu tư khoảng 1.000 m2 trồng táo xanh dao động từ 60 đến 100 triệu đồng gồm
chi phí mua giống táo, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm, phân bón. Tuy nhiên
nếu nông dân tận dụng tự sản xuất phân bón hữu cơ IMO, tận dụng công chăm sóc,
công xây dựng nhà lưới có thể tiết giảm trên 50% chi phí.
Tại hộ ông Toàn, ông tự mua vật tư về xây dựng
nhà lưới 1.000m2 chi phí khoảng 20 triệu đồng, cộng với chi phí mua ống, ống
tưới tiết kiệm, tự sản xuất phân bón IMO nên tổng chi phí ban đầu hộ ông đầu tư
co vườn táo chỉ khoảng 35 triệu đồng.
Ông Đỗ Quốc
Toàn Nông dân ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom cho biết thêm Tôi cũng biết
làm cơ khí nên tự làm hệ thống nhà lưới này, cũng đơn giản nên tiết kiệm được
chi phí đầu tư…
Vườn táo đã cho thu hoạch 2 vụ, do
diện tích nhỏ, sản lượng nhỏ nên táo được gia đình bán theo đơn đặt hàng quen,
sản lượng không đủ cung cấp cho các đơn hàng Cây giống táo xanh Thái Lan thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, ở các khu vực đất sỏi cơm của Đồng
Nai đặc biệt phù hợp trồng giống táo này. Táo khu vực này khi thu hoạch có vị
ngọt thanh đậm đà, dòn, mọng nước.
Giống táo này có thời
gian sinh trưởng và cho thu hoạch từ
tháng thứ 3 đến tháng thứ 4 trong năm. Dễ trồng, dễ chăm sóc, trồng trên
diện tích nhỏ, vốn đầu tư thấp, thời gian thu hoạch nhanh, dễ tiêu thụ trên thị
trường.
Nguyên Khang